Quản Trị Rủi Ro Kinh Doanh Là Gì? Top 10 Rủi Ro Thường Gặp

Quản trị rủi ro kinh doanh không đơn giản là ngồi chờ vấn đề tới rồi giải quyết. Sự chủ động ngay từ ban đầu mới chính là giải pháp tốt nhất để ngăn chặn mọi sự cố tiềm ẩn. Qua đó cũng đảm bảo sự vận hành thông suốt của hoạt động kinh doanh và giúp doanh nghiệp nhanh chóng đạt mọi mục tiêu lớn.

Quản trị rủi ro kinh doanh là gì?

Thị trường kinh doanh luôn biến động không ngừng và thường xuyên bị ảnh hưởng bởi yếu tố khách quan. Chưa kể, sự cạnh tranh đến từ đối thủ cũng chứa đựng rất nhiều nguy cơ mà mỗi công ty, tổ chức đều phải có sự nhìn nhận sớm nhất. Mỗi doanh nghiệp biết cách quản trị rủi ro dự án, công việc chắc chắn phát triển bền vững.

Khái niệm về quản trị rủi ro kinh doanh

Khái niệm chuẩn

Theo đó, quản trị rủi ro kinh doanh chính là công việc hệ trọng được thực hiện bởi cấp lãnh đạo, quản lý của tổ chức, doanh nghiệp. Họ sẽ phải nhìn nhận khách quan mọi vấn đề, xác định, nhận dạng đúng tình huống có thể tác động tới hoạt động kinh doanh. Qua đó tiến hành nghiên cứu, đề xuất ra các giải pháp để hạn chế tối đa mức độ nghiêm trọng của rủi ro. Đồng thời biến những nguy cơ thành cơ hội để bứt phá nhanh chóng.

Thường việc quản trị hay áp dụng cho sự việc ở thì tương lai. Chủ động lường trước mọi khả năng giúp doanh nghiệp tự tin hơn khi không may phải đối mặt với sự cố. Quan trọng nhất là khi đó cũng kịp thời đưa ra cách ứng phó, xử lý thay vì để “chuyện đã rồi”.

Vì sao cần chú trọng quản trị rủi ro trong kinh doanh?

Trên thực tế có không ít công ty, đơn vị thường không quá quan tâm tới quản trị rủi ro kinh doanh dù có đôi chút nhận thức về chúng. Chính bởi sự chủ quan này đã để xảy ra hàng loạt khủng hoảng nghiêm trọng tác động tiêu cực đến hoạt động chung. Việc quản trị từ sớm vấn đề đem tới vô số giá trị tuyệt vời như:

  • Mang tới sự yên tâm cho nhân viên cũng như giữ vững sự tín nhiệm của khách hàng.
  • Đảm bảo mọi hoạt động nói chung, việc kinh doanh nói riêng đều diễn ra thông suốt, ổn định và không bị gián đoạn.
  • Quản trị rủi ro kinh doanh tốt giúp giảm thiểu cũng như ngăn ngừa trách nhiệm pháp lý liên quan.
  • Bảo vệ doanh nghiệp cũng như mọi chiến lược kinh doanh trước biến động thị trường, kinh tế có hại hay những rủi ro từ môi trường, đối thủ,…
  • Tiết kiệm tối đa chi phí xử lý, phí bảo hiểm không đáng có.
  • Bảo vệ tài sản chung của công ty tránh bị tổn thất nghiêm trọng.

Chú trọng quản trị rủi ro trong kinh doanh

Top 10 rủi ro kinh doanh cần quản trị

Quá trình quản trị rủi ro kinh doanh bạn sẽ phải lường trước vấn đề đến từ đâu? Việc hoạch định chi tiết, chính xác từng yếu tố tiềm ẩn sẽ giúp quá trình quản trị hiệu quả hơn. Cụ thể, đối với một doanh nghiệp, khủng hoảng có thể đến từ:

  • Vốn: Sự suy giảm lợi nhuận, thất bại thu hút đầu tư, kinh doanh không hiệu quả, tài chính không ổn định.
  • Thị trường: Nhu cầu/sở thích khách hàng thay đổi, biến động giá, cạnh tranh, thay đổi tình hình kinh tế,…
  • Dịch vụ/sản phẩm: Khi quản trị rủi ro kinh doanh cần chú ý đến lỗi dịch vụ/sản phẩm ở bất cứ khâu nào, không đa dạng hóa, không đáp ứng đủ yêu cầu khách hàng.
  • Chiến lược kinh doanh: Liên quan tới đối tác, thương hiệu hay văn hóa.
  • Pháp lý: Bị kiện, phát sinh vấn đề liên quan đến pháp luật.
  • Hợp đồng: Hậu quả liên quan đến tài chính, vi phạm điều khoản,…
  • Công nghệ thông tin: Mạng bị xâm nhập, mất dữ liệu, hệ thống gián đoạn,…
  • Lợi nhuận: Mất hoặc sụt giảm lợi nhuận do yếu tố khách quan/chủ quan.
  • Thuế: Quá trình nộp, khai báo thuế có lỗi.
  • Nhân sự: Nhân viên không trung thành, có hành vi gian dối,…

Top rủi ro kinh doanh cần quản trị

Quy trình quản trị rủi ro kinh doanh hiệu quả rõ rệt

Quản trị rủi ro là cả một quá trình dài liên tục cần nhìn nhận khách quan và có sự chủ động hết mức. Quy trình 7 bước hiệu quả giúp mọi doanh nghiệp lường trước mọi sự cố bao gồm:

  • Bước 1: Cần phải xác định, nhìn nhận và đánh giá đúng rủi ro tiềm ẩn. Có thể bám sát mô hình SWOT để triển khai mọi yếu tố đầy đủ nhất.
  • Bước 2: Phân loại đúng từng rủi ro theo mức độ ảnh hưởng, nghiêm trọng để quản trị rủi ro kinh doanh cho chuẩn.
  • Bước 3: Xây dựng chiến lược để quản trị rủi ro thông qua mức độ ưu tiên như đã đánh giá trước đó.
  • Bước 4: Thiết lập quy trình cụ thể với các chính sách, hướng dẫn rõ ràng để từng bộ phận thực hiện.
  • Bước 5: Xây dựng bộ phận riêng biệt để đảm nhiệm công việc quản trị rủi ro.
  • Bước 6: Giám sát nghiêm ngặt tiến trình quản trị cũng như đo lường rủi ro để đảm bảo mọi biện pháp đều đang hiệu quả.
  • Bước 7: Nâng cao nhận thức của nhân viên liên quan để chủ động hơn cho những rủi ro sau đó.

Kết luận

Trên thực tế, quản trị rủi ro kinh doanh không phải quá khó hiểu hay không thể thực hiện. Chỉ cần sự chủ động, nhìn nhận khách quan vĩ mô mọi vấn đề là đều có thể lường trước khủng hoảng trong tương lai. Thông qua đó cũng bảo vệ mọi hoạt động, giá trị cũng như thành tựu mà doanh nghiệp gây dựng trong thời gian dài.

Leave a Comment