Văn hóa doanh nghiệp là một trong những chủ đề nhận được sự quan tâm nhiều nhất hiện nay. Có thể nói, đây là yếu tố nền tảng góp phần đưa doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ và bền vững. Tuy nhiên, không phải ai cũng có định nghĩa đúng về khái niệm này, điều ảnh hưởng đến sự thành công của doanh nghiệp và cách để xây dựng văn hóa phù hợp với mục tiêu của công ty. Toàn bộ nội dung dưới đây sẽ giúp bạn làm rõ về chủ đề này.
Định nghĩa sơ lược về văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa của một doanh nghiệp còn có tên gọi tiếng Anh là Corporate Culture. Khái niệm này dùng để chỉ tập hợp các giá trị, niềm tin, hành vi và phong cách làm việc của các cá nhân trong một tổ chức. Mặc dù là yếu tố vô hình nhưng hoạt động của doanh nghiệp lại bị ảnh hưởng mạnh mẽ, từ việc ra quyết định cho đến cách thức giao tiếp trong công việc.
Định nghĩa sơ lược về văn hóa doanh nghiệp
Lấy ví dụ về văn hóa doanh nghiệp, Amazon lấy khách hàng làm trung tâm, ứng dụng và thúc đẩy tự động hóa với mục đích tối ưu hóa quy trình. Đơn vị luôn thể hiện tinh thần kiên trì để chạm đến thành công đồng thời khuyến khích làm việc theo nhóm để đạt được mục tiêu chung.
Nhìn chung, văn hóa của doanh nghiệp được thể hiện thông qua nhiều hình thức, bao gồm: Chính sách công ty, quy tắc và chuẩn mực, cách thức lãnh đạo, môi trường làm việc, hoạt động giao tiếp giữa nhân viên. Điều này không chỉ tác động đến mối quan hệ trong công ty mà còn liên quan đến quá trình thu hút và giữ chân nhân viên.
Điểm qua vai trò của văn hóa doanh nghiệp
Theo nhiều nghiên cứu, văn hóa có tác động mạnh mẽ đến nhiều mặt vận hành, mang tính quyết định thành công cho một doanh nghiệp. Cụ thể, vai trò của văn hóa trong doanh nghiệp có thể kể đến như sau:
Tạo nên giá trị riêng
Mỗi đơn vị sở hữu nét văn hóa nhất định, tạo nên giá trị riêng cho doanh nghiệp. Đó chính là tài sản và bản sắc của doanh nghiệp lưu truyền qua nhiều thế hệ thành viên, tạo nên sự phát triển bền vững. Đặc biệt, văn hóa doanh nghiệp đóng vai trò truyền tải giá trị, phong cách của tổ chức đến đội ngũ nhân viên, khiến họ hướng đến một mục tiêu chung.
Giữ chân nhân tài
Văn hóa không phải là yếu tố hình thành trong một thời gian ngắn mà là quá trình bền vững. Do đó, quá trình tuyển dụng nhân sự của doanh nghiệp bị ảnh hưởng sâu sắc bởi yếu tố này. Nhân viên sẽ chọn làm việc trong văn hóa doanh nghiệp tích cực, vững mạnh và phù hợp với thái độ, quan niệm của họ. Điều này góp phần tạo động lực làm việc chăm chỉ và sẵn sàng cống hiến cho tổ chức.
Giữ chân nhân tài
Nâng cao thương hiệu
Một văn hóa tích cực bao gồm giá trị đạo đức kinh doanh, cung cấp sản phẩm/dịch vụ đạt tiêu chuẩn. Khi đó, lực lượng lao động sẽ có một môi trường làm việc lý tưởng, cho ra những sản phẩm chất lượng, mang đến sự hài lòng cho người dùng. Điều này góp phần tạo ra một thương hiệu danh tiếng, đảm bảo tăng trưởng doanh thu cho đơn vị.
6 bước xây dựng văn hóa tích cực trong doanh nghiệp
Doanh nghiệp có phát triển mạnh mẽ và bền vững hay không phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố văn hóa. Các bước hướng dẫn dưới đây sẽ giúp bạn nắm bắt được quá trình cơ bản nhất để tạo dựng văn hóa doanh nghiệp:
Bước 1: Phân tích tổ chức
Khi xây dựng văn hóa trong doanh nghiệp, bạn cần tiến hành đánh giá xem văn hóa hiện tại của đơn vị mình là gì, có những biểu hiện cụ thể nào. Nếu nhận thấy tổ chức đang có nhiều dấu hiệu tiêu cực, bạn cần đưa ra phương án cải thiện ngay nhằm tránh duy trì môi trường làm việc độc hại. Một số biểu hiện của văn hóa doanh nghiệp độc hại có thể kể đến như: Nội bộ mất đoàn kết, ý thức kém, nhân sự vào ra liên tục, không có sự tương tác giữa đồng nghiệp,…
Bước 2: Đưa ra kỳ vọng
Hãy bắt đầu nghĩ thật kỹ về những điều mà tổ chức của bạn đang muốn xây dựng, bao gồm thế mạnh và nét đặc trưng riêng. Khi văn hóa được hình thành dựa trên giá trị sẵn có, nhà lãnh đạo sẽ biết mình nên làm gì để mang lại kết quả tốt nhất.
Bước 3: Xác định văn hóa qua giá trị cốt lõi
Để xây dựng văn hóa trong doanh nghiệp, nhà lãnh đạo cần xác định giá trị cốt lõi thông qua những câu hỏi dưới đây:
- Doanh nghiệp có sứ mệnh, mục tiêu và tầm nhìn là gì? Doanh nghiệp muốn được khách hàng nhìn nhận như thế nào?
- Mục tiêu kinh doanh hiện tại có đang phù hợp với giá trị cá nhân của tổng thể nhân viên không?
- Văn hóa doanh nghiệp hướng đến mục tiêu gì, là môi trường đoàn kết, sáng tạo, nơi thành tích nhân viên được ghi nhận,…?
Xác định văn hóa doanh nghiệp qua giá trị cốt lõi
Bước 4: Truyền thông nhân viên về giá trị cốt lõi
Để hình thành văn hóa, toàn thể nhân viên cần phải đồng thuận và hiểu rõ về lợi ích mang lại. Do đó, khi đã xác định được văn hóa lý tưởng, nhà lãnh đạo cần truyền đạt và diễn giải cho toàn thể nhân viên, để họ nắm rõ và tuân theo.
Bước 5: Triển khai văn hóa
Khi đã truyền đạt giá trị cốt lõi, nhà lãnh đạo cần phải triển khai một số hoạt động như sau:
- Xây dựng phòng ban Nhân sự, đóng vai trò phụ trách văn hóa doanh nghiệp.
- Khuyến khích và tạo động lực cho nhân viên hưởng ứng và thực hiện theo văn hóa của doanh nghiệp.
- Phát triển và duy trì bằng các hoạt động nội bộ như: Khen thưởng, đào tạo, team building kết nối,…
Bước 6: Đo lường và cải thiện nếu có
Sau khoảng thời gian triển khai, nhà lãnh đạo cần tiến hành đo lường văn hóa của doanh nghiệp nhằm phát hiện những rủi ro kịp thời. Để đo lường hiệu quả, đơn vị cần xây dựng tiêu chí nhất định và hệ thống câu hỏi để đánh giá.
Kết luận
Trên đây là toàn bộ nội dung chia sẻ về văn hóa doanh nghiệp, yếu tố nền tảng để một tổ chức phát triển bền vững. Hãy bắt đầu từ việc xác định giá trị cốt lõi, tạo dựng môi trường làm việc tích cực và lắng nghe phản hồi từ thành viên.